Mon Sep 17, 2012 10:54 am
Mực ngon nhờ tẩm hóa chất
Tại nhiều chợ ở TP.HCM, các loại mực tươi được bán tràn lan. Thấy tươi ngon nên nhiều bà nội trợ đua nhau mua. Ít ai biết rằng, loại mực này đã được sơ chế hết sức đáng sợ bằng đủ loại hóa chất.
Tại lề đường gần chợ Hòa Bình, quận 5, tờ mờ sáng, nhiều người chuyên bán mực đã tập kết hàng về khu vực này để sơ chế chuẩn bị xuất bán cho tiểu thương các chợ lẻ. Đó là những sọt mực bốc mùi hôi, ngả màu tím đen, bên cạnh là những xô chậu được xả sẵn nước. Những người bán hàng thản nhiên đổ vào từng xô chậu một ít nước màu đục như nước vo gạo, rồi khuấy đều. Sau đó, họ cho mực nguyên liệu vào xô, trộn đều và ngâm cả giờ... Đến khi trời sáng, mực được vớt ra bán. Những con mực tím đen trước đó, giờ trắng phau, tươi rói. Theo một người bán hàng, mực đã được xử lý kiểu này có thể bán đến trưa vẫn tươi.
Dân trong nghề gọi loại hóa chất này là “chất kiềm”. Chất này có tác dụng giữ cho con mực không bị hư hỏng và tích nước làm tăng trọng lượng (mỗi kg mực ngâm hóa chất này sẽ làm tăng trọng lượng thêm ít nhất 200 g). Nếu mực đã bị biến chất, người ta sẽ “xử lý” bằng cách ngâm chất tẩy trắng. Chất này không chỉ khử mùi hôi tanh (do mực đang trong quá trình phân hủy) mà còn tạo độ giòn, dai... cho con mực.
Sơ chế mực trước khi bán cho khách tại khu vực chợ Hòa Bình, quận 5, TP.HCM (Ảnh: NLĐ)
Theo TS. Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Kỹ thuật Hóa học - Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, có rất nhiều hóa chất để giữ nước được dùng trong các mặt hàng thủy sản như urê, carpopol, cellulos... Những chất này khi xâm nhập cơ thể người sẽ rất nguy hiểm bởi vì chúng không thể tiêu hóa mà tích tụ dần và gây phản ứng trong cơ thể. Các chất tẩy trắng cũng rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa; chất formol ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây dị ứng, gây tổn hại bao tử...
Tràn ngập mực cao su nhập từ Trung Quốc
Thời gian gần đây, một loại mực ăn được cho là làm bằng cao su đang được bán tràn lan tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Loại mực này trông giống như mực khô thật, đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng. Tuy nhiên, mực này không có mùi như mực thông thường. Khi đốt, loai mực này cháy đen rất nhanh, có mùi khét như mùi polymer cháy và bóp thử than thì vỡ vụn. Khi nhai cũng không dai như mực thông thường.
Đặc biệt, giá loại mực này rất rẻ, chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực nguyên con thông thường, do đó rất nhiều người mua.
Loại mực này được bày bán công khai. Tại chợ Đông Ba (TP.Huế), có tới hàng chục sạp hàng bày bán loại mực giả này. Chúng được đựng trong những bao nylon trong suốt để khách hàng dễ nhận thấy. Các loại mực này đều không có nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng.
Mực giả xuất xứ từ Trung Quốc được bán tràn lan tại chợ Đông Ba, TP.Huế. (Ảnh: Dân Việt)
Tại nhiều chợ khác trên địa bàn Thừa Thiên- Huế, loại mực này cũng được bán tràn lan. Nhiều tiểu thương bán loại mực này cho biết, khách mua loại hàng này chủ yếu là các chủ nhà hàng, quán ăn, mua để làm gỏi hoặc làm mồi nhậu bán cho khách. Loại mực này mua về có thể ăn ngay vì đã được chế biến và tẩm ướp gia vị nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, khi được hỏi, một số chủ nhà hàng, quán nhậu cho biết, họ không rõ loại mực này là mực giả hay thật, chỉ biết nó có giá rẻ, lại được khách ưa chuộng nên mua về bán.
Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với cơ quan quản lý thị trường đã lấy mẫu loại mực lạ bày bán tại chợ Đông Ba đưa ra Hà Nội kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, mẫu mực lấy ở chợ Đông Ba không đảm bảo chất lượng.
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên - Huế, loại mực khô xé sẵn này là mực giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Chi Cục khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn loại mực đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như sức khỏe.
Mực khô giả gắn keo
Cuối năm 2010, ở Hải Phòng rộ lên tình trạng mực khô giả bán với giá rất rẻ.
So với cá mực khô xuất xứ từ Cát Bà thì những con mực khô này nhỏ hơn, hình thù gần giống lá trầu. Phần phía đuôi mực khô dễ dàng bóc ra do được dính bằng keo. Phần râu mực không có độ quăn tự nhiên như mực bình thường, không có mắt mực và hạch mực tự nhiên...
Khi nướng lên, loại cá mực này có màu đỏ sậm hơn hoặc trắng đục hơn, râu mực không cong vào tự nhiên mà thẳng như lúc để khô, không cháy từ ngoài vào trong, không có đường vẩy dài ở sống giữa như mực bình thường. Khi xé ra, mực bông hơn mực bình thường. Ăn thấy có vị khác lạ và không có vị ngọt của mực, nhai kỹ thì thấy bã, xơ.
Theo nhiều người dân ở Cát Hải, đây là mực khô nhập lậu từ Trung Quốc, giá bán rẻ hơn một nửa so với mực khô Cát Bà. Do đó, nhiều người kinh doanh mua về để trà trộn lẫn cá mực khô xịn của Cát Bà bán cho khách du lịch.
Ngày 30/10/2010, Chi Cục Quản lý thị trường Hải Phòng đã tiêu hủy hơn một tấn mực khô là hàng Trung Quốc nhập lậu. Trước khi tiêu hủy, Chi Cục đã gửi mẫu sản phẩm đi giám định. Kết quả giám định cho thấy, đây không phải là mực khô tự nhiên, hàm lượng xenlulo vượt quá chỉ tiêu cho phép. Theo phản ánh của cán bộ Chi Cục Quản lý thị trường Hải Phòng, loại mực khô mà Chi Cục bắt được khi đưa đi tiêu hủy qua 5 tháng mà không bị mốc, trong khi loại mực khô bình thường chỉ để nửa tháng trong điều kiện tự nhiên là bị mốc. Điều đó chứng tỏ trong cá mực này có chất bảo quản.
Tại nhiều chợ ở TP.HCM, các loại mực tươi được bán tràn lan. Thấy tươi ngon nên nhiều bà nội trợ đua nhau mua. Ít ai biết rằng, loại mực này đã được sơ chế hết sức đáng sợ bằng đủ loại hóa chất.
Tại lề đường gần chợ Hòa Bình, quận 5, tờ mờ sáng, nhiều người chuyên bán mực đã tập kết hàng về khu vực này để sơ chế chuẩn bị xuất bán cho tiểu thương các chợ lẻ. Đó là những sọt mực bốc mùi hôi, ngả màu tím đen, bên cạnh là những xô chậu được xả sẵn nước. Những người bán hàng thản nhiên đổ vào từng xô chậu một ít nước màu đục như nước vo gạo, rồi khuấy đều. Sau đó, họ cho mực nguyên liệu vào xô, trộn đều và ngâm cả giờ... Đến khi trời sáng, mực được vớt ra bán. Những con mực tím đen trước đó, giờ trắng phau, tươi rói. Theo một người bán hàng, mực đã được xử lý kiểu này có thể bán đến trưa vẫn tươi.
Dân trong nghề gọi loại hóa chất này là “chất kiềm”. Chất này có tác dụng giữ cho con mực không bị hư hỏng và tích nước làm tăng trọng lượng (mỗi kg mực ngâm hóa chất này sẽ làm tăng trọng lượng thêm ít nhất 200 g). Nếu mực đã bị biến chất, người ta sẽ “xử lý” bằng cách ngâm chất tẩy trắng. Chất này không chỉ khử mùi hôi tanh (do mực đang trong quá trình phân hủy) mà còn tạo độ giòn, dai... cho con mực.
Sơ chế mực trước khi bán cho khách tại khu vực chợ Hòa Bình, quận 5, TP.HCM (Ảnh: NLĐ)
Theo TS. Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Kỹ thuật Hóa học - Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, có rất nhiều hóa chất để giữ nước được dùng trong các mặt hàng thủy sản như urê, carpopol, cellulos... Những chất này khi xâm nhập cơ thể người sẽ rất nguy hiểm bởi vì chúng không thể tiêu hóa mà tích tụ dần và gây phản ứng trong cơ thể. Các chất tẩy trắng cũng rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa; chất formol ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây dị ứng, gây tổn hại bao tử...
Tràn ngập mực cao su nhập từ Trung Quốc
Thời gian gần đây, một loại mực ăn được cho là làm bằng cao su đang được bán tràn lan tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Loại mực này trông giống như mực khô thật, đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng. Tuy nhiên, mực này không có mùi như mực thông thường. Khi đốt, loai mực này cháy đen rất nhanh, có mùi khét như mùi polymer cháy và bóp thử than thì vỡ vụn. Khi nhai cũng không dai như mực thông thường.
Đặc biệt, giá loại mực này rất rẻ, chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực nguyên con thông thường, do đó rất nhiều người mua.
Loại mực này được bày bán công khai. Tại chợ Đông Ba (TP.Huế), có tới hàng chục sạp hàng bày bán loại mực giả này. Chúng được đựng trong những bao nylon trong suốt để khách hàng dễ nhận thấy. Các loại mực này đều không có nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng.
Mực giả xuất xứ từ Trung Quốc được bán tràn lan tại chợ Đông Ba, TP.Huế. (Ảnh: Dân Việt)
Tại nhiều chợ khác trên địa bàn Thừa Thiên- Huế, loại mực này cũng được bán tràn lan. Nhiều tiểu thương bán loại mực này cho biết, khách mua loại hàng này chủ yếu là các chủ nhà hàng, quán ăn, mua để làm gỏi hoặc làm mồi nhậu bán cho khách. Loại mực này mua về có thể ăn ngay vì đã được chế biến và tẩm ướp gia vị nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, khi được hỏi, một số chủ nhà hàng, quán nhậu cho biết, họ không rõ loại mực này là mực giả hay thật, chỉ biết nó có giá rẻ, lại được khách ưa chuộng nên mua về bán.
Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với cơ quan quản lý thị trường đã lấy mẫu loại mực lạ bày bán tại chợ Đông Ba đưa ra Hà Nội kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, mẫu mực lấy ở chợ Đông Ba không đảm bảo chất lượng.
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên - Huế, loại mực khô xé sẵn này là mực giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Chi Cục khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn loại mực đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như sức khỏe.
Mực khô giả gắn keo
Cuối năm 2010, ở Hải Phòng rộ lên tình trạng mực khô giả bán với giá rất rẻ.
So với cá mực khô xuất xứ từ Cát Bà thì những con mực khô này nhỏ hơn, hình thù gần giống lá trầu. Phần phía đuôi mực khô dễ dàng bóc ra do được dính bằng keo. Phần râu mực không có độ quăn tự nhiên như mực bình thường, không có mắt mực và hạch mực tự nhiên...
Khi nướng lên, loại cá mực này có màu đỏ sậm hơn hoặc trắng đục hơn, râu mực không cong vào tự nhiên mà thẳng như lúc để khô, không cháy từ ngoài vào trong, không có đường vẩy dài ở sống giữa như mực bình thường. Khi xé ra, mực bông hơn mực bình thường. Ăn thấy có vị khác lạ và không có vị ngọt của mực, nhai kỹ thì thấy bã, xơ.
Theo nhiều người dân ở Cát Hải, đây là mực khô nhập lậu từ Trung Quốc, giá bán rẻ hơn một nửa so với mực khô Cát Bà. Do đó, nhiều người kinh doanh mua về để trà trộn lẫn cá mực khô xịn của Cát Bà bán cho khách du lịch.
Ngày 30/10/2010, Chi Cục Quản lý thị trường Hải Phòng đã tiêu hủy hơn một tấn mực khô là hàng Trung Quốc nhập lậu. Trước khi tiêu hủy, Chi Cục đã gửi mẫu sản phẩm đi giám định. Kết quả giám định cho thấy, đây không phải là mực khô tự nhiên, hàm lượng xenlulo vượt quá chỉ tiêu cho phép. Theo phản ánh của cán bộ Chi Cục Quản lý thị trường Hải Phòng, loại mực khô mà Chi Cục bắt được khi đưa đi tiêu hủy qua 5 tháng mà không bị mốc, trong khi loại mực khô bình thường chỉ để nửa tháng trong điều kiện tự nhiên là bị mốc. Điều đó chứng tỏ trong cá mực này có chất bảo quản.